此網頁需要支援 JavaScript 才能正確運行,請先至你的瀏覽器設定中開啟 JavaScript。

This webpage requires JavaScript to function properly. Please enable JavaScript in your browser settings.

Cette page web nécessite JavaScript pour fonctionner correctement. Veuillez activer JavaScript dans les paramètres de votre navigateur.

Esta página web requiere JavaScript para funcionar correctamente. Por favor, habilite JavaScript en la configuración de su navegador.

Diese Webseite benötigt JavaScript, um ordnungsgemäß zu funktionieren. Bitte aktivieren Sie JavaScript in Ihren Browser-Einstellungen.

Для корректной работы этой веб-страницы требуется поддержка JavaScript. Пожалуйста, включите JavaScript в настройках вашего браузера.

このウェブページを正常に動作するにはJavaScriptが必要です。ブラウザの設定でJavaScriptを有効にしてください。

이 웹 페이지는 올바르게 작동하려면 JavaScript가 필요합니다. 브라우저 설정에서 JavaScript를 활성화하십시오.

Tato webová stránka vyžaduje pro svůj správný chod podporu JavaScriptu. Prosím, povolte JavaScript v nastavení vašeho prohlížeče.

Ez a weboldal a megfelelő működéshez JavaScript támogatásra szorul. Kérjük, engedélyezze a JavaScript használatát a böngészőjében.

Questa pagina web richiede JavaScript per funzionare correttamente. Si prega di abilitare JavaScript nelle impostazioni del browser.

Šī tīmekļa lapa darbībai ir vajadzīgs JavaScript atbalsts. Lūdzu, ieslēdziet JavaScript savā pārlūkprogrammas iestatījumos.

Esta página da web requer JavaScript para funcionar corretamente. Por favor, ative o JavaScript nas configurações do seu navegador.

Deze webpagina vereist JavaScript om correct te functioneren. Schakel JavaScript in uw browserinstellingen in.

Ta strona wymaga obsługi JavaScript, aby działać prawidłowo. Proszę włączyć obsługę JavaScript w ustawieniach przeglądarki.

Laman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan betul. Sila aktifkan JavaScript dalam tetapan pelayar anda.

Halaman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan baik. Harap aktifkan JavaScript di pengaturan browser Anda.

เว็บไซต์นี้ต้องการ JavaScript เพื่อทำงานอย่างถูกต้อง โปรดเปิด JavaScript ในการตั้งค่าบราวเซอร์ของคุณ

Bu web sayfasının düzgün çalışması için JavaScript gereklidir. Lütfen tarayıcı ayarlarınızda JavaScript'i etkinleştirin.

Trang web này yêu cầu JavaScript để hoạt động đúng. Vui lòng kích hoạt JavaScript trong cài đặt trình duyệt của bạn.

Эн вэб хуудас нь зөв ажиллахын тулд JavaScript дэмжлэг авах шаардлагатай. Таны броузерын тохиргоонд JavaScript-ийг идэвхжүүлнэ үү.

ဒီဝန်ဆောင်မှုစာမျက်နှာကိုမှားယွင်းရန် JavaScript ကိုလိုအပ်ပါ။ သင့်ရဲ့ဘောဒီကိုပြင်ဆင်ရန် JavaScript ကိုဖွင့်ပါ။

ບໍ່ສາມາດເຮັດວຽກເວັບໄຊນີ້ໄດ້ຖ້າບໍ່ມີການສະຫລັບ JavaScript. ກະລຸນາໃຊ້ການຕັ້ງຄ່າຂອງເວັບໄຊໃຫ້ເປີດ JavaScript ກ່ອນ.

ទំព័រវេបសាយនេះត្រូវការ JavaScript ដើម្បីដំណើរការប្រើប្រាស់បានល្អ។ សូមបើក JavaScript នៅក្នុងការកំណត់របស់អ្នកក្នុងក

  全球衛生安全 – 臺灣無法置身事外/ An ninh y tế toàn cầu-Đài L... - 駐胡志明市台北經濟文化辦事處 Taipei Economic and Cultural Office in Ho Chi Minh City :::
:::
瀏覽路徑: 回首頁 > 最新消息 > 本處新聞

全球衛生安全 – 臺灣無法置身事外/ An ninh y tế toàn cầu-Đài Loan không thể đứng ngoài cuộc

全球衛生安全 – 臺灣無法置身事外

陳時中部長
衛生福利部
中華民國(臺灣)

新興傳染病對全球人類健康及經貿旅遊的威脅從未間斷過,舉凡1918年西班牙流感、2003年嚴重急性呼吸道症候群(SARS)、2009年H1N1新型流感等爆發的全球大流行,抑或2012年中東呼吸症候群冠狀病毒感染症(MERS)、2014年西非伊波拉出血熱(Ebola)、2016年中南美洲茲卡病毒感染症(Zika)等導致的區域大流行,皆因國際航空運輸而加速散播到全球各地,造成全球衛生安全不可避免的傷害。更有甚者,2019年底從中國武漢傳出的不明原因肺炎,現已在全球各地爆發大流行,截至WHO在2020年4月8日的統計數據,全球已有1,353,361名確診病例、79,235名死亡,影響範圍擴及211個國家/區域/地區,臺灣亦無從倖免。

臺灣在經歷SARS的慘痛經驗後,17年來面對各種新興傳染病的威脅,總是嚴正以待,積極因應,從未輕忽懈怠。因此,當2019年12月31日確認中國武漢發生不明原因肺炎之際,我國即在當日啟動武漢直航班機之登機檢疫措施,超前部署以預防人傳人風險,並在2020年1月2日成立嚴重傳染性肺炎疫情應變小組、1月20日成立三級開設中央流行疫情指揮中心、1月23日升級為二級開設、2月27日再升級為一級開設,有效整合跨部會防疫資源,全數投入疫情防治工作。截至4月9日止,我國已累計檢驗42,315例,共發現380起確診病例,其中本土54例、境外移入326例、5例死亡,經三次採檢均為陰性的出院者80例。我國在地理位置上雖鄰近中國,然每百萬人口確診數在國際間排名約第123名,顯示臺灣防疫工作成效顯著。

我國深刻體認傳染病無國界,故為因應此波武漢肺炎疫情之威脅,除在第一時間依據國際疫情變化趨勢,滾動式調整我國邊境檢疫措施,包括登機檢疫、發燒篩檢、健康聲明需求及針對三級(warning)流行國家入境者執行14日之居家檢疫,並建置入境檢疫電子系統,讓持有國內各電信業者手機門號之旅客透過手機填報資料,健康申報憑證將經由簡訊自動發送,並與社區關懷及生活支持管理資訊系統串接,以利政府單位關懷及提供生活、就醫協助。另將病患旅遊史註記在健保IC卡,提醒醫師留意,以及早發現可能個案,阻斷社區傳播;對於居家檢疫或居家隔離的民眾,亦經由電信業者與資訊的配合,採取隔離檢疫地點的GPS定位追蹤,違法者將依相關法源進行裁罰或強制安置,以達阻絕可能傳播之效果。

再者,我國亦提升實驗室檢驗量能,依疫情變化逐步擴大監測採檢範圍,並回溯性採檢流感重症病人、社區上呼吸道監測個案、及上呼吸道等群聚事件個案之檢體檢驗結果為陰性者等高風險對象,找出可能病例,進行隔離治療;同時指定50家區域及醫學中心、167家社區採檢院所,進行分級收治及採檢;另要求醫療院所設置專責病房或區域,以一人一室分艙分流原則收治隔離,避免院內感染。此外,我國於1月24日起管制醫療用口罩出口,同時徵用及擴充口罩量能,使國內口罩有效統籌運用,並自2月6日推行健保卡實名制度,透過社區健保藥局及衛生所配發購買,且於3月12日起開放網路訂購、超商取貨,達到有限資源的最有效分配,以確保醫療、防疫、民生與產業防備所需。

疾病無國界,星星之火足以燎原,地方疫情控制不好即可能造成全球大流行。因此,維護全球衛生安全亟需全體人類共同努力,確保最佳量能因應公共衛生威脅與挑戰。我國雖非WHO會員,但無法獨善其身、置身於全球衛生安全之外,故秉持世界公民之責,恪守國際衛生條例2005(IHR 2005)規範,主動向WHO通報確診病例,同時積極與日本、韓國、新加坡、馬來西亞、菲律賓、美國、加拿大、義大利、法國、瑞士、德國、英國、比利時、荷蘭等國家及歐盟CDC分享交流武漢肺炎確診病例、接觸者旅遊史、邊境管制措施等資訊,並將病毒基因序列上傳「全球共享禽流感數據倡議組織(GISAID)」供各國查詢,共同因應此波新興傳染病毒之威脅,確保全球衛生安全不再因缺乏溝通及透明度而產生致命性盲點。

臺灣需要 WHO,WHO 同樣需要臺灣,世界衛生組織本來就不應該拒絕任何人,這是 WHO 的使命,但當前 WHO 受到政治干擾而把臺灣排除在外,這是不智的,臺灣不管公衛經驗、醫療體系、健保體系、防疫上的快篩、疫苗、相關製藥能力,還有病毒分析能力都可以跟世界分享。希望 WHO 經過這次疫情考驗後,可以認清疫情沒有國界,沒有一個地方可以被遺漏,任何地方遺漏都可能變成重大破口,任何地方的力量都不應該被忽視,進而對世界貢獻。

我們籲請WHO及相關各方注及臺灣長期以來對全球公共衛生防疫以及健康人權之貢獻,堅定支持將臺灣納入WHO,讓臺灣完整參與WHO各項會議、機制及活動,與世界各國攜手,共同落實WHO憲章「健康是基本人權」及聯合國永續發展目標「不遺漏任何人」之願景。

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Bài phát biểu của ông Trần Thời Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan

An ninh y tế toàn cầu-Đài Loan không thể đứng ngoài cuộc

Các bệnh truyền nhiễm mới luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người cũng như nền kinh tế, thương mại và du lịch toàn cầu. Dịch cúm toàn cầu năm 1918, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, cúm H1N1 năm 2009, hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012, Dịch sốt xuất huyết Ebola ở Tây Phi năm 2014, Virus Zika ở Trung Đông năm 2016 đều lây lan nhanh chóng tới các quốc gia trên thế giới bởi hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, gây ra tổn hại không thể tránh khỏi đối với an ninh y tế toàn cầu. Bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân (COVID-19) bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 hiện đã lan ra toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của WHO ngày 8 tháng 4 năm 2020, đã có 1.353.361 trường hợp nhiễm bệnh và 79.235 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, phạm vi ảnh hưởng đã mở rộng đến 211 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đài Loan tất nhiên cũng không thể tránh khỏi chịu ảnh hưởng.

Sau khi trải qua kinh nghiệm đáng buồn khi chống chọi với dịch SARS, 17 năm qua, Đài Loan luôn giữ thái độ nghiêm túc, sẵn sàng đối phó với mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi.. Do đó, ngay khi bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân được xác nhận xảy ra ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, Đài Loan đã lập tức đưa ra các biện pháp kiểm dịch đối với các chuyến bay trực tiếp từ Vũ Hán và triển khai các hoạt động phòng chống sớm để ngăn chặn nguy cơ lây truyền từ người sang người. Ngày 2 tháng 1 năm 2020, Đài Loan thành lập tổ công tác ứng phó với bệnh viêm phổi do chủng virus mới. Ngày 20 tháng 1, thành lập trung tâm chỉ huy dịch bệnh trung ương cấp ba, đến ngày 23 tháng 1 nâng lên cấp hai và nâng lên cấp một vào ngày 27 tháng 2, nhờ đó tích hợp hiệu quả các nguồn lực phòng chống dịch bệnh liên bộ ngành, đầu tư đầy đủ vào công tác phòng chống dịch bệnh. Tính đến ngày 9 tháng 4, Đài Loan đã xét nghiệm 42.315 ca và phát hiện 380 ca dương tính với virus Corona, bao gồm 54 ca nhiễm tại địa phương, 326 ca nhiễm từ nước ngoài, 5 trường hợp tử vong và 80 trường hợp bệnh nhân âm tính sau ba lần xét nghiệm đã được ra viện. Mặc dù có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh trên tổng dân số của Đài Loan đứng thứ 123 trên thế giới, cho thấy hiệu quả rõ rệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Đài Loan.

Đài Loan nhận thức sâu sắc rằng các bệnh truyền nhiễm là không có biên giới, do đó, để đối phó với mối đe dọa từ đại dịch COVID-19, bên cạnh việc điều chỉnh các biện pháp kiểm dịch biên giới theo cách thức linh hoạt dựa theo diễn biến dịch bệnh quốc tế, bao gồm việc kiểm dịch trước khi lên máy bay, sàng lọc sốt và điền tờ khai sức khỏe, yêu cầu kiểm dịch tại nhà 14 ngày đối với người nhập cư từ các quốc gia thuộc cấp ba (cấp cảnh báo), Đài Loan cũng thiết lập hệ thống kiểm dịch điện tử cho phép hành khách có sử dụng số điện thoại di động của các công ty viễn thông của Đài Loan điền và khai báo thông tin sức khỏe qua tin nhắn tự động, đồng thời kết nối với hệ thống quản lý thông tin hỗ trợ đời sống và chăm sóc cộng đồng để tạo điều kiện cho các đơn vị chính phủ chăm sóc và cung cấp hỗ trợ y tế và đời sống cho người dân. Ngoài ra, lịch sử du lịch của bệnh nhân cũng được ghi lại trên thẻ IC bảo hiểm y tế cá nhân, nhắc nhở bác sĩ lưu ý và phát hiện sớm các trường hợp nghi nghiễm để ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng; Đối với những người phải tiến hành kiểm dịch tại nhà hoặc cách ly tại nhà thì tiến hành định vị và theo dõi GPS thông qua sự phối hợp giữa ngành viễn thông và thông tin, người vi phạm sẽ bị xử phạt hoặc bắt buộc cách ly theo quy đinh, từ đó đạt hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Ngoài ra, Đài Loan cũng tăng cường năng lực xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, mở rộng phạm vi theo dõi và kiểm tra theo sự thay đổi của tình hình dịch bệnh, tiến hành xét nghiệm hồi cứu đối vớicác đối tượng có nguy cơ cao như bệnh nhân cúm nặng, các trường hợp phải theo dõi đường hô hấp trên của cộng đồng, trường hợp bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng…đã có kết quả xét nghiệm âm tính, từ đó tìm ra các trường hợp có khả năng nhiễm bệnh và tiến hành điều trị cách ly; Đồng thời, chỉ định 50 bệnh viện cấp khu vực và trung tâm y tế, 167 đơn vị xét nghiệm cộng đồng tiến hành phân cấp điều trị và xét nghiệm; Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ sở y tế thành lập khu vực hoặc phòng điều trị chuyên biệt theo nguyên tắc một người một phòng, phân khu để tránh lây lan tại bệnh viện. Ngoài ra, Đài Loan tiến hành kiểm soát việc xuất khẩu khẩu trang y tế từ ngày 24 tháng 1, trưng dụng và nâng cao khả năng sản xuất khẩu trang để phối hợp hiệu quả việc sử dụng khẩu trang toàn Đài Loan. Từ ngày 6 tháng 2, thực hiện mua khẩu trang tại các nhà thuốc, cơ sở y tế cộng đồng bằng tên thật trên thẻ bảo hiểm y tế. Từ ngày 12 tháng 3, có thể tiến hành đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại siêu thị, cửa hàng. Những biện pháp này đã giúp chúng tôi đạt được sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực hạn chế và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, sinh kế và công nghiệp.

Bệnh tật là không có biên giới, một tia lửa nhỏ có thể đốt cháy cả thảo nguyên bao la. Nếu dịch bệnh tại địa phương không được kiểm soát tốt có thể gây ra đại dịch toàn cầu. Do đó, việc duy trì an ninh y tế toàn cầu đòi hỏi nỗ lực chung của toàn nhân loại để đảm bảo năng lực tốt nhất trong việc ứng phó với các mối đe dọa và thách thức về sức khỏe cộng đồng. Mặc dù Đài Loan không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng không thể chỉ tính lợi riêng mình mà bỏ qua an ninh y tế toàn cầu. Do đó, chúng tôi đề cao trách nhiệm của một công dân thế giới, tuân thủ Điều lệ Y tế Quốc tế 2005 (IHR 2005), chủ động thông báo cho WHO về các ca nhiễm bệnh và tích cực liên lạc với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philippines, Mỹ, Canada, Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan và Cơ quan kiểm soát bệnh dịch (CDC) của Liên minh châu Âu để chia sẻ và trao đổi thông tin về các trường hợp nhiễm virus Corona, lịch sử tiếp xúc người nhiễm bệnh, các biện pháp kiểm soát biên giới v.v…, đồng thời tải trình tự gen virus lên hệ thống"Sáng kiến chia sẻ dữ liệu cúm toàn cầu (GISAID)" để các quốc gia truy vấn và cùng nhau đối phó với mối đe dọa của loại virus chủng mới này, đảm bảo an ninh y tế toàn cầu không còn các điểm mù chí mạng do sự thiếu trao đổi và thiếu minh bạch.

Đài Loan cần WHO và WHO cũng cần Đài Loan. Tổ chức Y tế Thế giới vốn không nên từ chối bất cứ ai. Đó chính là sứ mệnh của WHO. Tuy nhiên, thật thiếu sáng suốt khi WHO hiện tại bị can thiệp về chính trị để loại trừ Đài Loan khỏi tổ chức. Những kinh nghiệm về y tế công cộng, hệ thống điều trị và chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật sàng lọc nhanh, khả năng sản xuất vắc-xin và thuốc, phân tích virus…của Đài Loan đều có thể chia sẻ với thế giới. Hy vọng rằng, sau khi trải qua đại dịch này, WHO có thể nhận ra rằng dịch bệnh không có biên giới và không thể bỏ qua bất cứ nơi nào, không nên coi nhẹ sức mạnh của bất kỳ nơi nào, bởi chỉ bỏ sót một nơi cũng có khả năng trở thành lỗ hổng lớn trên toàn cầu.

Chúng tôi kêu gọi WHO và các bên liên quan chú ý tới những đóng góp từ trước tới nay của Đài Loan đối với công tác phòng, chống dịch bệnh và y tế công cộng toàn cầu, quyền con người về y tế để ủng hộ mạnh mẽ việc Đài Loan gia nhập WHO, cho phép Đài Loan tham gia đầy đủ các cuộc họp, cơ chế và hoạt động của WHO, bắt tay cùng các nước trên thế giới thực hiện mục tiêu "Sức khỏe là quyền cơ bản của con người" trong Hiến chương WHO và "Không bỏ sót ai" trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.